1 tháng 2, 2009

Ý hay trong thiết thiên nga đen(phần 3)

Những người tin bói toán thường chỉ nhớ những gì thầy bói nói đúng, nâng ông thầy bói lên thành “thông thiên bác học”. Một số người muốn chứng minh họ có giác quan thứ sáu bằng cách phạm lỗi lầm kiểu như sau, “tôi vừa nghĩ đến anh X thì anh X gọi điện thoại”. Hừm, những khi nghĩ đến anh X mà anh X không gọi điện thoại thì ta đâu có nhớ tới sự kiện đó. Trong quyển sách best-seller Surely you’re joking Mr. Feynman, Richard Feynman có kể lại vài chuyện về cái “giác quan thứ sáu” này rất tếu. Vân Vân và vân vân.
Tôi đi đón con ở nhà trẻ, hay thấy cô giáo bế con mình! Nếu không ý thức về confirmation bias, có thể tôi đã kết luận rằng con mình buổi chiều hay quấy nên cô giáo bế, hoặc cô giáo thích con mình nên hay bế nó. Trên thực tế, cả hai kết luận đều sai, tôi chỉ chú ý khi đứa trẻ cô bế là con mình.
Từ ví dụ “resume” của Taleb, tôi nghĩ đến ví dụ sau đây. Chúng ta thường hay khen “anh X thông minh lắm”, sau đó cho nhiều bằng chứng cho thấy anh X thông minh như giành giải nhất IMO năm 19yy, có Ph.D. xuất sắc ngành zzz, vân vân. Nhưng nếu, cũng anh X nọ, ta lại đi liệt kê một danh sách những điều ngu ngốc anh ta đã làm (tôi đảm bảo là khá dài — nếu suy từ bụng tôi ra), thì mệnh đề “anh X thông minh lắm” biến thành mệnh đề rỗng. (Cần thêm quantifiers cho các mệnh đề kiểu đó!)
"
Giả sử mỗi sáng chủ nhật, bạn nhận được một email từ công ty Đoán Giá Xì Tốc Inc. dự đoán stock của AT&T tuần tới sẽ tăng hay giảm. Email này để minh chứng là họ nói đúng, và nói với bạn rằng nếu bạn trả cho họ 100USD, họ sẽ gửi dự đoán tuần kế tiếp cho. Hơn thế nữa, công ty Đoán Giá Xì Tốc Inc. sẽ bồi hoàn toàn bộ 100USD nếu họ đoán sai. Hấp dẫn chưa?
Bạn chưa tin tưởng lắm, vì sợ họ lừa đảo gì đó. Tuần sau, bạn thấy họ đã đoán đúng tuần trước, và lại nhận được một email y chang như thế. Họ đoán đúng liên tục 7 tuần liền! À hah. Chắc công ty này (CEO tên là NQH) phải sở hữu “thiên tài” đoán giá xì tốc. Đến đây thì bạn tin sái cổ. Xác suất đoán ngẫu nhiên mà trúng 7 lần liên tục là 1/128. Rất thấp!

Công ty đó có “thiên tài” thế này. Tuần đầu tiên họ gửi email đến 128 người, một nửa số đó đoán stock tăng, một nửa đoán stock giảm. Tuần sau họ chỉ gửi email đến 64 người mà lượt email đầu đã đoán trúng! Cứ thế 7 tuần liền. Dĩ nhiên, họ không chỉ gửi ra 128 emails mà sẽ gửi 128 triệu email. Nếu chỉ 1/100 số người nhận “7 lần đoán trúng” này bị lừa, cho họ 100USD, thì họ đã kiếm được 10 triệu USD trong 7 tuần. Đơn giản chưa? Chẳng qua, bạn tin “thiên tài” của họ vì bạn chỉ có bằng chứng “confirm” cái thiên tài đó mà không biết về các bằng chứng ngược lại. Tôi rất thích ví dụ này vì nói xong ai cũng hiểu ngay ý nghĩa của lỗi “confirmation bias”."
"
Họ có một lý thuyết vĩ đại nào đó, sau đó “fit” các sự kiện lịch sử vào lý thuyết đó. Sự kiện lịch sử nào không fit vào lý thuyết thì được xem là “outlier”. Không có một lý thuyết khoa học xã hội nào dự đoán chính xác được cái gì. Ngoài ra, lối trình bày lý thuyết một cách mù mờ làm cho các “lý thuyết” này tưởng chừng như đoán được nhiều thứ mà thật ra cũng chỉ là “trò lừa đảo vĩ đại"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét