1 tháng 2, 2009

Ý hay trong thiết thiên nga đen(phần 2)

"2. Narrative Fallacy: đây là một lỗi logic có nguồn gốc sinh học. Taleb cho rằng (và tôi đồng ý) rằng con người có xu hướng dùng pattern recognition để “fit” các quan sát mới vào các mô hình đã có sẵn trong đầu. Báo chí, ví dụ, khi báo cáo các tin tức thường tìm cách ghép chúng vào nhau theo một trật tự nhân quả nào đó để cho dễ nhớ và dễ “make sense of the world”. Cụ thể hơn, ngay sau khi Saddam Hussein bị bắt thì Bloomberg News chạy cái tít sau đây: “U.S. Treasuries Rise; Hussein Capture May Not Curb Terrorism”, nửa tiếng sau đó thì U.S. Treasuries giảm và họ đổi ngay một cái tít khác: “U.S. Treasuries Fall; Hussein Capture Boots Allure of Risky Assets”."
'
Taleb đưa ra rất nhiều ví dụ kiểu này để minh họa rằng cái xu hướng “make sense of the world” của con người làm cho chúng ta có thói quen xấu nhét những cái “nhân” nhố nhăng để giải thích cái “quả” nào đó. Khi đã “fit” một cái nhân vào thì thường là ta rơi vào cái hố Mediocristan, trong khi cái ta đang quan sát có thể lại là Extremistan — cái mà Taleb cho rằng đang có xu hướng thống trị thế giới. " Phải nhận xét thực tại
"khi nhìn thấy một cái bóng cây buổi tối, đôi khi ta giật mình vì tưởng nó là bóng người. Trong ngữ cảnh khác, tôi để ý thấy các tranh luận trên các diễn đàn Internet thường dẫn đến deadlock vì mỗi người tìm cách “fit” các quan sát và luận điểm vào mô hình họ có sẵn. Anh nào biết game theory thì dùng game theory để giải thích."Chị nào sùng đạo thì bảo thượng đế muốn thế. Anh nào nghiêng cánh trái thì trích Marx, chị nào nghiêng cánh phải thì trích Friedman. Đối với cá nhân tôi, như có lần tôi đã nói, “mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột”. (Hừm, bạn đừng nghĩ tôi “fit” lý luận này vào Đặng ).
"
Confirmation bias là lỗi chỉ nhăm nhăm đi tìm bằng chứng ủng hộ một mệnh đề nào đó, rồi cho rằng mệnh đề đó đúng."
"Confirmation bias là lỗi chỉ nhăm nhăm đi tìm bằng chứng ủng hộ một mệnh đề nào đó, rồi cho rằng mệnh đề đó đúng. Các ví dụ của Taleb đa phần nhắm “bắn” vào các ngành tài chính, kinh tế, và khoa học xã hội. Ví dụ, Taleb cho rằng thị trường tài chính về cơ bản là không dự đoán được, nhưng người ta vẫn lăng xê nhiều “thiên tài” bằng cách như sau: anh nào đầu tư lỗ lã thì bị đuổi, anh nào đầu tư có lời thì được giữ lại. Như vậy, cơ chế giữ nhân viên kiểu này nghiễm nhiên giữ lại “thiên tài”, cho dù họ chỉ may mắn đầu tư có lời. Taleb có một ví dụ khác tôi thấy rất hay: ai cũng kể vào resumé của mình tất cả những thành tích mà mình đã đạt được, nhằm minh chứng rằng mình khá/giỏi về một lãnh vực nào đó. Đây cũng là một dạng confirmation bias. Taleb cho rằng, nếu ta kể trong resumé những thứ mà ta không biết, hoặc đã thất bại trong lãnh vực nọ, hoặc liệt kê cả thành lẫn bại, thì có phải là thông tin chính xác hơn, và resumé ít ấn tượng hơn không. " Nên nói cái mình không làm được.- Ấn tượng sẽ cao hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét